Thứ bảy, ngày 26 tháng 04 năm 2025
Thống kê hồ sơ
Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Cập nhật lúc: 21/01/2024

Nhức nhối nạn tảo hôn ở xã Cư Kbang

Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới” nhiều trẻ em gái người dân tộc thiểu số ở xã Cư Kbang bỏ học lấy chồng, làm vợ, làm mẹ khi mới 14, 15 tuổi, để lại không ít câu chuyện buồn của những "người mẹ trẻ con" chưa lo xong thân mình lại còn phải đèo bòng thêm một vài đứa con nhỏ. 

15 tuổi, cái tuổi lẽ ra đang tung tăng cắp sách đến trường, thì em Vàng Thị Cai, dân tộc Mông, ở cụm dân cư 10, xã Cư Kbang đã phải làm mẹ. Dáng người nhỏ thó, khuôn mặt khắc khổ và già hơn nhiều so với tuổi 15 của em, lóng ngóng thay tả cho đứa con mới tròn 6 tháng tuổi, Cai vừa cho con bú vừa có chút ngại ngùng, khi được hỏi sao lại lấy chồng sớm, Em gượng cười ngước nhìn lên để dấu đi giọt nước mắt đang tràn nơi khóe mi. Em: Vàng Thị Cai-Cụm dân cư 10, xã Cư Kbang chia sẻ: “15 tuổi mà mình đã lấy chồng rồi, mình chưa nuôi được bản thân mà bây giờ còn phải nuôi thêm một đứa con với một người trẻ như bây giờ rất là khó khăn”

Cùng hoàn cảnh như Vàng Thị Cai, em Đặng Mùi Xiêm, dân tộc Dao lấy chồng từ lúc 14 tuổi lấy chồng, 17 tuổi đã là mẹ của 2 đứa con, lấy chồng sớm và liên tiếp sinh con, con sinh ra không được khỏe mạnh, lại không biết cách chăm sóc, đứa con đầu bị bệnh viêm màng não, đứa sau bị nhiễm trùng huyết, cuộc sống thì bấp bênh bữa đói, bữa no, trong lúc khốn khó ấy, chồng Xiêm không chịu được cảnh cơ cực, bần hàn bỏ nhà đi biệt tích, để lại cho Xiêm 2 đứa con với tương lai mịt mù. Đặng Mùi Xiêm-Cụm dân cư 10, xã Cư Kbang, cho biết “Gia đình cũng không có điều kiện, nhiều anh, chị, em nên là mình không đi học được, muốn đi học mà không có điều kiện, bỏ học xong rồi là tính lấy chồng về phụ bố mẹ, sau đó cuối cùng có con xong rồi họ thấy con bị bệnh họ bỏ không nuôi, giờ em thấy một mình nuôi con khổ lắm”.

Chồng bỏ đi khi con nhỏ còn ốm đau, bệnh tật, bố mẹ chồng lại không cho ở lại, Xiêm đưa 2 đứa con về ở cùng với bố mẹ đẻ, may mắn Em nhận được sự cảm thông, yêu thương bao bọc của bố, mẹ, giúp Xiêm vơi bớt nỗi buồn, có thêm nghị lực vượt qua số phận để lo cho 2 đứa con. 

2112Tảo hôn gây ra nhiều hệ lụy 

Hầu hết các bé gái người dân tộc thiểu số ở xã Cư Kbang lấy chồng sớm đều có chung suy nghĩ, được sống chung nhà với người mình thích lại không phải đi học, nên các em sẵn sàng bỏ học ở nhà lấy chồng và hệ lụy là ở tuổi 14, 15 nhiều em đã tay bồng, tay bế. Mang tâm tư của một người lầm lỡ, Xiêm mong sao có thật nhiều trẻ em gái đừng đi theo con đường của mình nữa. “Em mong là mọi người bây giờ còn trẻ thì nếu đi học được thì cứ đi học chứ đừng có lấy chồng sớm, nếu không đi học nữa thì cũng nên đi công ty hay kiếm một việc gì đó để mà làm thôi chứ đừng có lấy chồng sớm. Lấy chồng sớm sau này có con về nuôi khó, không có điều kiện để mà tạo điều kiện cho con đi học”.

Theo chia sẻ của chị Hoàng Thị Châm, Cán bộ chuyên trách dân số-KHHGĐ xã Cư Kbang, cụm dân cư 8, 9, 10, là điểm nóng về nạn tảo hôn của xã, trong tổng số 400 hộ là người đồng bào các dân tộc Mông, Tày, Nùng, Dao đang sinh sống thì có tới 60 “tổ ấm buồn” của những cặp “vợ chồng nhí”. Theo thống kê, tại đây có khoảng 27% trẻ em gái lấy chồng ở tuổi 14, 15, cứ 3 trẻ em gái thì có 1 em đã làm vợ, làm mẹ. Thích nhau thì về ở với nhau, không thích thì bỏ, chứ không có sự ràng buộc nào, cuộc sông đói nghèo, cơ cực, không ít cặp đôi bỏ nhau. Dù ở lại sống cùng nhau hay bỏ nhau về nhà với bố mẹ đẻ thì thiệt thòi vẫn thuộc về những trẻ em gái đã sớm phải làm vợ, làm mẹ khi tuổi còn quá nhỏ. Chị: Hoàng Thị Châm chia sẻ thêm: “Những cặp vợ chồng đang còn trẻ, về sức khỏe chưa được phát triển đầy đủ với lại cái nhận thức thì cũng chưa hiểu biết được những cách làm bố, làm mẹ, khi mà đã lấy vợ, lấy chồng rồi sinh con lại có những đứa trẻ được sinh ra, thì nuôi dạy con cái và những vấn đề về gia đình không thể suy nghĩ chín chắn được, không xử lý được dẫn đến việc bỏ nhau”.

Ở một xã vùng sâu, vùng xa như Cư Kbang với đa phần là người dân tộc thiểu số từ phía bắc di cư vào, mặc dù địa phương đã có nhiều nổ lực trong công tác tuyên truyền, vận động cùng với đầu tư phát triển kinh tế, giáo dục, y tế... nhằm nâng cao dân trí, thay đổi nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là thế hệ trẻ vượt qua áp lực của tập tục lạc hậu, từ đó có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân, song tình trạng tảo hôn vẫn diễn ra, trở thành gánh nặng với địa phương, tảo hôn vẫn cứ tiếp diễn và chưa biết đến bao giờ mới có hồi kết.

Hải Vân

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang