Thứ bảy, ngày 26 tháng 04 năm 2025
Thống kê hồ sơ
Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Cập nhật lúc: 30/10/2023

Đập tan luận điệu xuyên tạc của thế lực thù địch về các vụ án "Việt Á" và “Chuyến bay giải cứu”

Việc đưa vụ án “chuyến bay giải cứu” ra xét xử với bản án nghiêm minh dành cho 54 bị cáo với các tội danh “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; cùng kết luận điều tra vụ án Việt Á đề nghị truy tố 38 bị can với các tội danh: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ”, “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” được nhân dân, dư luận trong và ngoài nước hoan nghênh, đánh giá cao. Tuy nhiên, lợi dụng các vụ án này, những thế lực thù địch, phản động, bất mãn, cơ hội chính trị lại tung ra hàng loạt bài viết trên các trang mạng, nền tảng xuyên biên giới nhằm lèo lái, hướng từ vấn đề hình sự sang vấn đề chính trị hòng bôi nhọ, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Trong dòng thông tin xuyên tạc, sai trái đó, ngoài việc toan tính nhằm phủ nhận cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực mà sâu xa là bôi nhọ, hạ uy tín và phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng, còn muốn bôi đen, phủ nhận thành tựu phòng chống đại dịch Covid-19 tại nước ta. Họ xuyên tạc chủ trương đúng đắn, hành động quyết liệt của chúng ra trong phòng, chống đại dịch Covid-19 với phương châm “đặt tính mạng và sức khỏe nhân dân lên trên hết, trước hết”, “không bỏ ai lại phía sau”… đưa hàng trăm nghìn đồng báo từ các vùng dịch hoành hành nghiêm trọng về nước, đặc biệt là thành tựu đưa đất nước là một trong những quốc gia sớm đẩy lùi đại dịch, đưa mọi mặt cuộc sống trở lại bình thường. Thậm chí, còn thấy xuất hiện những ngôn từ xuyên tạc, vu cáo thâm độc như cho rằng, người dân bị “ăn cướp công khai”, “cướp của cướp”, cướp trên “nước mắt của đồng bào”…

Để bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế lực chống phá liên quan đến đại dịch Covid ở Việt Nam cần có những thông tin, đánh giá khách quan, toàn diện, chính thống của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong nước và quốc tế. Những thông tin, đánh giá như vậy đã được đưa ra tại Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống dịch Covid-19 diễn ra ngày 29-10-2023 tại Hà Nội dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với sự tham gia của các ban, bộ, ngành, địa phương, các cơ quan đại diện và tổ chức y tế quốc tế tại Việt Nam

HN COVIDHội nghị tổng kết công tác phòng chống dịch Covid-19 ( nguồn ảnh: internet)

Thời gian diễn ra đại dịch Covid-19, Việt Nam gặp vô cùng khó khăn trong tình huống dịch bệnh chưa có tiền lệ, không dự báo được tình hình, khả năng lây lan rất nhanh và độc lực mạnh của vi-rút cũng như hậu quả của việc nhiễm bệnh. Không có vắc-xin, thậm chí có tiền cũng không mua được vắc-xin, thiếu kit xét nghiệm, hệ thống y tế không thể đáp ứng trong điều kiện khẩn cấp do đại dịch gây ra, các hoạt động sản xuất bị đình trệ, đời sống người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong khi số người bị nhiễm và số ca tử vong tăng nhanh hàng ngày, gây ra những lo ngại lớn trong xã hội. Tuy nhiên, Việt Nam đã vượt qua tất cả với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của cả hệ thống chính trị; sự đồng lòng, chung tay góp sức của người dân, doanh nghiệp; sự ủng hộ, hỗ trợ của bạn bè, đối tác quốc tế và điều quan trọng là sự đoàn kết, thống nhất, trên dưới một lòng. Việt Nam đã kiểm soát thành công đại dịch, đưa đất nước về trạng thái bình thường mới, từng bước phục hồi, ổn định và phát triển kinh tế – xã hội và trở thành một trong những nước “đi sau nhưng về trước” về phòng chống dịch, mở cửa các hoạt động kinh tế xã hội trong nước từ 11-10-2021 và mở cửa với quốc tế từ 15-3-2022.

Theo thống kê, Việt Nam có tổng số 11.624.080 ca bị nhiễm Covid, đứng thứ 13/231 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhưng nếu tính ti lệ số ca nhiễm/ 1 triệu dân thì Việt Nam đứng thứ 120/231 quốc gia và vùng lãnh thổ. Còn về số ca tử vong/1 triệu dân thì Việt Nam đứng thứ 141/231 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bảng xếp hạng trên cho thấy số người bị nhiễm và số ca tử vong do Covid ở Việt Nam không hề lớn như nhiều người lầm tưởng.

Những thành công của Việt Nam trong phòng chống đại dịch Covid-19 được tiến sĩ Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, thay mặt cho các tổ chức quốc tế phát biểu tại hội nghị, đánh giá cao. Bà khẳng định, Việt Nam đã ứng phó rất quyết liệt và hiệu quả để đẩy lùi đại dịch Covid. Nhờ có sự tham gia nhiệt tình của toàn xã hội, đặc biệt là đội ngũ nhân viên y tế tận tâm và trình độ cao, với vai trò quan trọng của chính phủ, Việt Nam đã phục hồi kinh tế mạnh mẽ nhất trong khu vực. Cách thức ứng phó với đại dịch Covid-19 của Việt Nam đã trở thành hình mẫu tham khảo cho nhiều quốc gia trên nhiều phương diện.

Tuy những thành công của Việt Nam trong việc khống chế đại dịch Covid đã bị ảnh hưởng không nhỏ bởi một số vụ việc tiêu cực diễn ra trong thời gian đại dịch, đặc biệt là vụ Việt Á và vụ các chuyến bay giải cứu, nhưng những điều đó không thể làm lu mờ hoặc làm cho người dân trong nước và cộng đồng quốc tế có cái nhìn sai lệch về những thành công chung của đất nước trong cuộc chiến chống đại dịch Covid. Hình ảnh của những bác sĩ, nhân viên y tế quên mình cứu chữa bệnh nhân, của những chiến sĩ quân đội, công an nhân dân ngày đêm bảo vệ an ninh, trật tự xã hội, hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn, của những cán bộ tại địa bàn dân cư đi “từng ngõ, gõ từng nhà” để nắm tình hình dịch bệnh… sẽ mãi mãi là những hình ảnh đẹp trong lòng mọi người dân, là biểu hiện cho sức mạnh của hệ thống chính trị, tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tinh thần tương thân tương ái và những truyền thống tốt đẹp khác của người Việt Nam.

MINH HOAChiến thắng Covid-19 có đóng góp lớn của những chiến binh thầm lặng (Ảnh sưu tầm)

Bởi thế, việc các thế lực chống phá tiếp tục thông tin một chiều, thiếu khách quan về cái mà chúng gọi là “thất bại” của Việt Nam trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 không thể nào đứng vững trước sự thật rõ ràng và những đánh giá khách quan của cộng đồng quốc tế về những thành công của Việt Nam trong thời gian qua.

DBQHĐBQH Lê Thanh Vân (Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội): Nhất quán mục tiêu chống tham nhũng đến cùng

“Nhìn lại vụ Việt Á, có thể thấy rằng, ngay từ đầu, khi chúng ta phát hiện có những dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã quan tâm đặc biệt và có chỉ đạo quyết liệt. Từ đó, cả bộ máy, các lực lượng chức năng, đặc biệt là các cơ quan bảo vệ pháp luật - trong đó có ngành Công an - đã vào cuộc điều tra, truy tố và khởi tố vụ án đặc biệt nghiêm trọng này.

Đây là một vụ án lớn, chúng ta vẫn gọi là “đại án”, cùng với vụ án “chuyến bay giải cứu” thì cả hai vụ án này đều được nhân dân cả nước và dư luận hết sức quan tâm. Trong vụ án này lại có nhiều vụ án nhỏ khác nên quá trình đấu tranh phức tạp, kéo dài. Sau quá trình các cơ quan chức năng điều tra rất kỹ, hiện vụ án chuẩn bị được đưa ra xét xử.

Các đối tượng bị khởi tố, xử lý, đa phần là những cán bộ đã từng nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy Nhà nước, chính quyền và cả những người ở ngoài bộ máy Nhà nước. Ở đó, chúng ta thấy rõ ràng rằng không có sự phân biệt đối tượng, phạm vi nào, không có sự nương nhẹ với trường hợp nào. Điều đó cho thấy công cuộc phòng, chống tham nhũng của chúng ta thể hiện trong vụ án này, đến thời điểm này là không có vùng cấm.

Dù vụ án chưa xét xử nhưng với kết quả điều tra đến thời điểm này, một số kết luận điều tra đã được báo chí đưa tin khẳng định quyết tâm đến cùng của Đảng, Nhà nước ta trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nó cũng thể hiện sự nhất quán từ đầu đến cuối, không thay đổi mục tiêu trong công cuộc này. Các ý kiến cử tri hay dư luận trong nhân dân đều rất ủng hộ.

Cũng phải nói rằng, quá trình điều tra vụ án kéo dài và trong quá trình đó, xuất hiện không ít luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, bôi xấu để làm sai lệch mục tiêu, bản chất của cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Chẳng hạn xuất hiện một số luận điệu cho rằng “bắt hết cán bộ thì lấy đâu ra người làm”, hay gần đây sau khi tòa án đưa ra xét xử vụ “chuyến bay giải cứu” xuất hiện một số luận điệu cho rằng một số bản án được tuyên chưa thích đáng, chưa tương xứng… Song thực tế đã chứng minh, đó chỉ là những luận điệu thiếu căn cứ, so sánh khập khiễng và không đúng bản chất.

Tôi nhắc lại, trong vụ án Việt Á, đến thời điểm này đã có đến 3 trường hợp cựu Ủy viên Trung ương Đảng, gồm một Bộ trưởng, một cựu Bộ trưởng, một Bí thư Tỉnh ủy bị xử lý kỷ luật rồi khởi tố, dính vòng lao lý, rất nhiều trường hợp cán bộ trung và cao cấp khác nữa.

Hay nhìn lại phiên tòa xét xử vụ án “chuyến bay giải cứu” vừa qua, không chỉ là xét xử công khai, minh bạch, các bản án xét xử rất nghiêm minh, không có vùng cấm, không phân biệt đối tượng… mà còn thể hiện cả tính nhân văn cũng như răn đe, cảnh báo rất lớn. Thực tế có những trường hợp cán bộ có trách nhiệm liên quan, tuy hành vi vi phạm chưa đến mức phải truy tố trách nhiệm hình sự song tự nhận thấy trách nhiệm của mình nên đã tự giác từ chức. Rồi trong quá trình tuyên án cũng thể hiện rõ tính khoan hồng, nhân văn của pháp luật đối với những trường hợp ăn năn, hối cải, sẵn sàng khắc phục hậu quả. Hơn nữa, đây mới chỉ là phiên xét xử sơ thẩm, theo quy trình tố tụng còn có phúc thẩm, thậm chí là giám đốc thẩm, có nghĩa việc xét xử này có thể chưa phải là đã kết thúc.

Song ngược lại, từ những dư luận trái chiều, các cơ quan tố tụng cũng cần rà soát lại, xem xét lại quá trình điều tra, xét xử các vụ án này có bỏ lọt tội phạm, áp dụng các khung hình phạt đã đúng hay chưa để một mặt đảm bảo tính nghiêm trị, mặt khác đảm bảo tính răn đe giáo dục và tạo cơ hội cho những người biết quay đầu. Đây cũng là chính sách về hình sự rất rõ ràng mà các nước đều hướng đến chứ không phải riêng nước ta”.

Đội an ninh-Công an huyện 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                   

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang