Thứ bảy, ngày 26 tháng 04 năm 2025
Thống kê hồ sơ
Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Cập nhật lúc: 31/10/2023

Đập tan luận điệu vu khống, xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam

Gần đây, các trang phản động Việt Tân, Đài Á Châu Tự Do – RFA tiếp tục đăng các tin bài xuyên tạc thành tựu nhân quyền của Việt Nam, dẫn theo Tổ chức CIVICUS Monitor “lên án” và vu cáo “chính quyền Việt Nam hình sự hóa và bỏ tù những người bảo vệ nhân quyền”, “đối xử tàn nhẫn với các tù nhân chính trị và gia tăng các hạn chế trên không gian mạng”. 

ảnh cắt facebookẢnh cắt từ Facebook

Càng nực cười khi chúng dẫn dắt “CIVICUS Monitor đánh giá rằng không gian dân sự tại Việt Nam ở trong tình trạng “bị đóng kín””, “chính quyền hạn chế chặt chẽ quyền tự do hội họp ôn hòa, tự do biểu đạt”!. Chúng còn “điểm lại” “một số vụ kết án và bắt bớ tiêu biểu” như vụ bà Hoàng Thị Minh Hồng, “chuyên gia năng lượng xanh” Ngô Thị Tố Nhiên, Lóc gê Thái Văn Đường…Tiếp đến, chúng còn cáo buộc chính phủ Việt Nam đang xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật nhằm hạn chế và kiểm soát không gian trực tuyến, không tôn trọng quyền tự do ngôn luận của người dân.

Thực tế là, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các mối đe dọa từ không gian mạng không ngừng tăng lên và thay đổi nhanh chóng, gồm cả các cuộc tấn công mạng đến việc tán phát những tin giả, thông tin xấu độc, các quan điểm sai trái, thù địch. Chính phủ các nước trên thế giới coi việc ban hành chiến lược, hoàn thiện pháp lý về an ninh mạng như một trong những ưu tiên chính sách quốc gia để tạo dựng môi trường lành mạnh, bình đẳng cho tất cả các tổ chức, cá nhân cùng tham gia hoạt động. Tăng cường kiểm soát an ninh mạng và hoạt động truyền thông xã hội trong không gian mạng đã trở thành xu thế tất yếu để đảm bảo một môi trường trong lành, an toàn trên thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Ví dụ như nhằm tăng cường quản lý mạng xã hội và người dùng ở quốc gia đông dân nhất thế giới, Trung Quốc áp dụng các biện pháp chặn các trang mạng xã hội phổ biến toàn cầu như Facebook, Twitter, YouTube, Google, Instagram… và nhiều trang mạng xuyên biên giới. Thay vào đó, Trung Quốc cho xây dựng các mạng xã hội nội địa như Weibo, Baidu, WeChat…để phục vụ người dân trong nước. Cùng với đó, Trung Quốc cũng ban hành các quy định về quản lý, sử dụng Internet, các bộ lọc công nghệ, “cảnh sát mạng”, yêu cầu các công ty cung cấp Internet tự loại bỏ những nội dung độc hại trên mạng của mình. Tất cả những thông tin ra/vào “biên giới không gian mạng” của Trung Quốc phải đi qua hệ thống tường lửa quốc gia – Vạn lý tường lửa (Great Firewall).

Ở Mỹ, để đảm bảo an toàn truyền thông, Quốc hội Mỹ có Ủy ban liên bang về thông tin để phân tích và kiểm tra các thông tin trên báo chí. Ủy ban này được quyền ba năm một lần cấp giấy phép hoạt động cho các cơ quan báo chí dựa trên những đánh giá về hoạt động của nó. Ngoài ra, Mỹ cũng đã đưa ra chính sách liên quan đến hoạt động của các nhà báo là Quy tắc Báo chí, Quy tắc về Vô tuyến truyền hình mà các nhà báo hoạt động nghề nghiệp phải tuân thủ. Thậm chí, chính quyền Joe Biden còn áp dụng các chính sách rất hà khắc ngay cả đối với các doanh nghiệp công nghệ lớn của Mỹ như Meta (Facebook), Alphabet (Google), X (Twitter)…Việc lãnh đạo của những tập đoàn này ra điều trần trước Quốc hội Mỹ hoặc bị nộp phạt là điều không hiếm ở xứ sở cờ hoa.

Ở Châu Âu, Đức cũng là một trong những quốc gia đầu tiên thông qua Luật An ninh mạng năm 2014, cấm người sử dụng Internet âm mưu sử dụng bạo lực để lật đổ chính quyền, xúi giục hành vi phạm tội. Một loạt các quốc gia khác như Anh, Italia, Pháp, Tây Ban Nha…cũng thường xuyên kiểm soát và xử phạt các công ty công nghệ của Mỹ cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại đất nước của họ.

ảnh 2222Ảnh cắt từ Facebook

Chính vì thế, Việt Nam phát triển các chính sách xây dựng một không gian mạng an toàn, lành mạnh là chủ trương hoàn toàn đúng đắn của Đảng, Nhà nước. Việc mà Việt Tân, RFA luôn rêu rao về cái gọi là “dân chủ, nhân quyền” theo các giá trị của các nước tư bản phương Tây để áp đặt vào Việt Nam là hoàn toàn giả tạo, thực chất chỉ để nhằm tạo điều kiện cho các quốc gia khác can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam chứ không phải là “vì sự tiến bộ và phát triển của Việt Nam”.

Còn những kẻ bị bắt được dẫn ra như bà Hồng, Tố Nhiên, Văn Đường…là những “chuyên gia xuyên tạc thông tin”, tuyên truyền chống Nhà nước. Việc bỏ tù những người vi phạm pháp luật là việc bảo vệ tổ chức, cá nhân trước sự vu cáo, để không bị xúc phạm, không bị tấn công trên không gian mạng cũng cần thiết như việc phát huy tự do thông tin, dân chủ và phản biện. Ở Việt Nam cũng chẳng có cái gọi là “bị đóng kín”, hay kiểm soát tự do biểu đạt, cũng không có bắt bớ người bảo vệ nhân quyền. Mà chỉ có phát huy dân chủ, tự do biểu đạt trên các diễn đàn báo chí, internet, mạng xã hội. Không thể để bất kỳ ai đưa thông tin sai sự thật và làm tổn hại đến lợi ích cá nhân, tổ chức khác. Việt Nam - một quốc gia có chủ quyền, có thành tựu nhân quyền, dân chủ, tự do báo chí vượt bậc so với rất nhiều nước trên thế giới – không thể để những kẻ ở đâu đó không hề ở Việt Nam đi bôi đen tình hình thực tế và thành tựu nhân quyền mà Việt Nam phải luôn nỗ lực đạt được.

Đến nay, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về quyền dân chủ, quyền con người trên mọi lĩnh vực, đạt nhiều tiến bộ về xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện con người. Không phải ngẫu nhiên mà nước ta được tín nhiệm bầu vào các cơ quan quan trọng của Liên Hợp quốc. Việt Nam đã hoàn thành các vai trò quốc tế như: Hai nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA Liên Hợp quốc, Hội đồng Nhân quyền (nhiệm kỳ 2014-2016, 2023-2025)… Một năm sau khi trở thành thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc, Việt Nam tích cực phát huy vai trò, uy tín của mình. Việt Nam đang tích cực thúc đẩy các sáng kiến nâng cao hiệu quả của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc nhằm mục đích chung là thúc đẩy và bảo vệ quyền con người cho tất cả người dân trên thế giới, đồng thời chú trọng vào các chủ đề ưu tiên chính như bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương; bình đẳng giới; quyền con người trong ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với việc thụ hưởng quyền con người của các nhóm dễ bị tổn thương; quyền con người trong thời đại chuyển đổi số; Quyền sức khỏe, đặc biệt trong bối cảnh ứng phó với đại dịch COVID-19 và các bệnh truyền nhiễm; Quyền được có việc làm tử tế; Quyền tiếp cận giáo dục chất lượng, trong đó có giáo dục về quyền con người. Gần đây nhất, Hội đồng Nhân quyền LHQ đã thông qua nghị quyết do Việt Nam phối hợp đề xuất về ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu đối với sinh kế và quyền con người cũng như nhấn mạnh yêu cầu hợp tác quốc tế để khắc phục những ảnh hưởng này. 

Như vậy, những báo cáo xuyên tạc về nhân quyền mà Việt Tân, RFA vịn vào nhằm cáo buộc tình hình nhân quyền ở Việt Nam thực chất chỉ dựa trên những thông tin thu thập theo kiểu cóp nhặt, phiến diện, xuyên tạc có chủ đích một chiều, không phản ánh đúng hiện thực khách quan đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của Việt Nam. Rất dễ để nhận thấy động cơ chính trị của các tổ chức phản động này là sử dụng cáo buộc thiếu căn cứ, phi lý để hạ thấp uy tín, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Việc cổ suý, bao biện cho những hành vi lợi dụng quyền tự do ngôn luận để vi phạm pháp luật, chống phá chính quyền như cách làm của Việt Tân, RFA lại là đi ngược lại với giá trị nhân quyền chân chính!

Công an huyện

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang