Thứ bảy, ngày 26 tháng 04 năm 2025
Thống kê hồ sơ
Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả:

Cập nhật lúc: 11/03/2024

Chàng trai trẻ khởi nghiệp từ nghề rèn

Cùng gia đình từ tỉnh tỉnh Bắc Giang vào thôn 13 xã Ea Lê lập nghiệp, từ nhỏ đã có niềm đam mê đặc biệt với nghề rèn. Câu chuyện về chàng trai trẻ Lê Vương sinh năm 1992 này mạnh dạn tìm hướng đi mới cho nghề rèn tại huyện vùng biên khiến nhiều người khâm phục.

Bắt đầu câu chuyện với chúng tôi, Lê Vương chia sẻ: sau nhiều năm lăn lộn mưu sinh với nhiều nghề tự do không ổn định, tôi đã xác định sẽ lập nghiệp bằng chính nghề rèn. Điều đó không chỉ bởi niềm đam mê, sự yêu quý dành cho nghề mà tôi cảm thấy bản thân rất phù hợp với công việc này. Nói là làm, năm 2021, nhận thấy nhu cầu sử dụng các loại nông cụ của nông dân rất lớn, trong vùng lại chưa có mấy người làm, từ đó Vương bàn bạc với gia đình sẽ mở một lò rèn chuyên sản xuất các loại nông cụ cuốc, xẻng, dao rựa… phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tại địa phương và các xã phụ cận. Với số vốn ban đầu chỉ là 5 triệu đồng tiết kiệm, anh Vương mua sắm đồ nghề để khởi nghiệp. Lúc mới ra nghề, do ít người biết đến nên nghề rèn của anh cũng gặp không ít khó khăn. Có khi cả tuần anh phải ngồi không và không nhận được đồ của khách đem đến làm. Còn mua nguyên liệu để làm mới thì bán rất ít người mua. Nhiều lúc,cuộc sống của gia đình lâm vào cảnh khó khăn. Mặc dù vậy, anh Vương vẫn không nản lòng, không bỏ cuộc. Dần dần, tiệm rèn của anh mới được nhiều người biết đến. Với sự kiên trì và chịu khó học hỏi, tay nghề của anh được nâng lên, sản phẩm làm ra có chất lượng, tạo được uy tín nên mỗi ngày khách hàng đến tiệm của anh đặt làm cũng được nhiều hơn.

Công đoạn tôi luyện DaoLê Vương-chàng trai khởi nghiệp từ đam mê nghề rèn 

Sau một thời gian hoạt động, thông qua các kênh thông tin, Lê Vương quyết định tập trung vào mặt hàng dao không gỉ, đồng thời tìm kiếm bạn hàng thông qua các kênh bán hàng như: online, youtube, facebook, tiktok nhằm quảng bá và tiêu thụ sản phẩm của xưởng rèn, đến nay sau hơn 2 năm hoạt động, các sản phẩm “dao” của xưởng rèn đã được các đối tác công nhận và là một trong những sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Theo Lê Vương chia sẻ, để đảm bảo chất lượng sản phẩm, anh chọn nguồn nguyên liệu nhập từ tỉnh Vĩnh Phúc, nơi được xem một trong những cái nôi truyền thống của nghề rèn. Theo đó, với sản phẩm dao không gỉ của xưởng được bán với giá 350 nghìn đồng/1bộ dao. Ngoài ra, mỗi tháng xưởng rèn của gia đình cung ứng cho các đối tác tại các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh từ 800 – 1000 bộ sản phẩm dao không gỉ các loại.

Triển khai công đoạn làm thành Dao hoàn chỉnhLao động địa phương làm việc tại xưởng rèn của anh Lê Vương

Nhờ kiên trì, chịu khó, đến nay cơ sở của anh ngày càng phát triển, từ một cơ sở sản xuất nhỏ của gia đình, đến nay anh Lê Vương đã phát triển thành 1 cơ sở sản xuất có diện tích 200 m2, sau khi trừ chi phí hoạt động, hiện cơ sở của anh có doanh thu hơn 100 triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động tại chỗ, với mức thu nhập từ 8 - 10 triệu đồng/người/tháng. Nghề rèn không chỉ giúp gia đình anh Vương nâng cao thu nhập mà còn tạo điều kiện giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

Trưng bày sản phẩm Dao Các sản phẩm Dao không rỉ được trưng bày tại xưởng rèn

Chia sẻ về những dự định sắp tới, anh Lê Vương cho biết: “Cùng với việc đẩy mạnh mở rộng thị trường, Xưởng rèn Lê Vương cho ra mắt thêm nhiều bộ sản phẩm dao không rỉ có chất lượng tốt, tính thẩm mỹ cao đáp ứng yêu cầu ngày càng cao hơn của các đối tác; đưa sản phẩm tiêu thụ ra cả nước.

Sỹ Hưng -  Đức Hạnh 

In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang